Hướng dẫn chống ddos bảo vệ hệ thống 32win an toàn hiệu quả
Hướng dẫn chống ddos là một thông tin rất quan trọng đối với các cược thủ tham gia chơi game tại 32win. Bởi hiện nay trong thời đại công nghệ số phát triển các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên mạnh mẽ và tinh vi. Trong đó ddos chính là một trong những hình thức tấn công nguy hiểm nhất. Vậy làm thế nào để nhận biết được dấu hiệu tấn công ddos và các phương pháp bảo vệ hệ thống khỏi tình trạng này. Theo dõi nội dung bài viết này bạn sẽ có được câu trả lời cụ thể và chi tiết nhất.
Tấn công ddos là gì?
Tấn công ddos (viết tắt của cụm từ Distributed Denial of Service) là một trong những hình thức tấn công mạng vô cùng phổ biến. Phương thức này thường nhắm vào các hệ thống máy chủ, các website và các dịch vụ trực tuyến. Mục đích của các cuộc tấn công này đó chính là tạo ra một lượng truy cập khổng lồ làm cho tài nguyên hệ thống bị quá tải. Từ đó hệ thống sẽ hoạt động chậm lại hoặc thậm chí có thể ngừng hoạt động.
Ddos luôn đến bất ngờ và không bao giờ có lời cảnh báo trước. Nó giống như một cơn sóng thần có thể ập tới bất cứ lúc nào. Nếu như không phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì toàn bộ website, hệ thống, server sẽ bị đánh sập trong vòng vài phút. Vậy để có thể bảo vệ hệ thống 32win khỏi các cuộc tấn công nguy hiểm như ddos cần phải vạch ra những kế hoạch, phương pháp và mục tiêu cụ thể để phòng chống. Thông qua đó giảm thiểu rủi ro và duy trì được sự ổn định khi hệ thống hoạt động.

Một số dấu hiệu để nhận biết hệ thống đang bị tấn công ddos
Trước khi đọc hướng dẫn chống ddos thì mọi người cần phải biết dấu hiệu nhận biết của cuộc tấn công mạng này là như thế nào. Biểu hiện khi bị tấn công ra sao để có cách giải quyết hợp lý và tối ưu nhất:
Lưu lượng truy cập tăng bất ngờ với số lượng lớn
Bất kể hệ thống nào cũng sẽ có sự thống kê, theo dõi về số lượng click, truy cập vào trong hệ thống của mình. Do đó khi lượng truy cập đột ngột tăng nhanh từ những địa chỉ IP không thể xác định thì đây rất có thể là một dấu hiệu của cuộc tấn công ddos.
Tuy nhiên cũng không nên quyết định quá vội vàng mọi người cần xem xét trong một khoảng thời gian ngắn để xem đó có phải là vấn đề thực sự không hay là do lỗi hệ thống nào đó. Mặc dù vậy nhưng vẫn phải đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với các trường hợp có thể xảy ra. Để kiểm tra tính chân thực có thể sử dụng các công cụ giám sát như google analytics, new relic, cloudflare analytics để theo dõi được nguồn truy cập. Nếu thấy có sự bất thường trong địa chỉ IP truy cập hãy cảnh giác ngay.
Hiệu suất hệ thống giảm sút
Đã có bao giờ bạn có cảm giác rằng website đang chạy rất mượt mà thì bỗng nhiên chậm chạp, mãi không load được hoặc thậm chí là bị đẩy ra ngoài luôn không? Trong trường hợp lượng request đổ về quá lớn trong một thời gian ngắn thì tài nguyên của máy chủ sẽ bị quá tải. Từ đó dẫn đến các hiện tượng phổ biến như:
- Website chạy chậm một cách bất thường, thông thường chỉ mất vài giây để truy cập nhưng hiện tại mất tới 30-40 giây.
- Liên tục xuất hiện các lỗi 502, 504: đây là lỗi do hệ thống bị quá tải máy chủ không thể xử lý thêm truy cập mới.
- Hệ thống quản trị cũng bị chậm lại và bị treo: nếu như trang của admin cũng gặp trục trặc và bị phản hồi chậm thì nguy cơ tấn công đang là rất lớn.
Hệ thống máy chủ quá tải đột ngột
Như mọi người đã biệt CPU và RAM chính là nhiên liệu để vận hành hệ thống máy móc. Vậy khi bị ddos tấn công thì chúng sẽ bị đốt cháy và không biết rõ nguyên nhân cụ thể là gì. Khi bị quá tải do ddos bạn có thể thấy các dấu hiệu như:
- CPU và RAM sử dụng tới 100% bộ nhớ mặc dù là không có nhiều người truy cập.
- Băng thông bị tiêu hao một cách nhanh chóng mặc dù không chứa các dữ liệu, video hay hình ảnh nặng.
- Sever luôn phản hồi chậm và thậm chí bị treo, không thể thực hiện được bất cứ một thao tác nào.
Log hệ thống phát hiện ra các truy cập đáng ngờ
Dữ liệu log được đánh giá giống như một chiếc hộp đen của máy bay nó giúp ghi lại tất cả các quá trình đang xảy ra trong hệ thống. Vì vậy khi cuộc tấn công ddos diễn ra log cũng sẽ có những bất thường:
- Một số địa chỉ IP gửi đến hàng nghìn yêu cầu truy cập trong một thời gian cực kỳ ngắn.
- Lưu lượng truy cập vào chủ yếu tìm thấy là post, get request spam và chúng có mục tiêu nhắm đến cụ thể là login, wp-admin hoặc là cart.
- Các truy cập có đường dẫn user cực lạ không xuất phát từ những trình duyệt phổ biến như là chrome, safari hay là firefox.
Hướng dẫn chống ddos hiệu quả nhất
Hướng dẫn chống ddos không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể thực hiện được. Cần có quá trình tìm hiểu, học hỏi và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng mới có thể thực hiện tốt:
Hướng dẫn chống ddos bằng Firewall
Sử dụng hệ thống tường lửa để chống ddos là phương pháp hiệu quả được nhiều hệ thống áp dụng:
- Cấu hình tường lửa có thể giúp loại bỏ các request nguy hiểm thông qua việc ngăn chặn địa chỉ IP đáng ngờ. Các công cụ như Fai2Ban và iptables có thể sử dụng trong trường hợp này.
- Sử dụng web application để bổ sung thêm một lớp bảo mật giúp lọc các request nguy hiểm trước khi chúng tấn công máy chủ.
- Dịch vụ chống ddos chuyên dụng như là cloudflare, akamai, imperva hay aws shield. Những phần mềm này có khả năng tự động chống ddos thông qua việc phát hiện lưu lượng truy cập bất thường. Từ đó ngăn chặn sự xảy ra của các đợt tấn công.
Hướng dẫn chống ddos bằng tối ưu máy chủ
Đối với việc hướng dẫn chống ddos bằng tối ưu máy chủ có thể thực hiện theo hướng sau:
- Tối ưu hệ thống máy chủ sẽ giúp giảm tác động của các cuộc tấn công ddos, qua đó giúp cho server chịu được tải tốt hơn. Giới hạn mỗi địa chỉ IP chỉ được yêu cầu một số lần truy cập nhất định trong một khoảng thời gian từ đó giảm nguy cơ bị flood request.
- Phân phối lượng request với nhiều máy chủ để giảm áp lực lên một máy nhất định.
- Có thể tăng cường tài nguyên hệ thống nếu bình thường website có lượng truy cập lớn. Có thể nâng cấp CPU, RAM để tránh tình trạng bị quá tải khi bị tấn công bất ngờ.
- Dùng Anycast network để có thể phân tán lượng truy cập vào nhiều thiết bị máy chủ trên toàn cầu. giảm thiểu tình trạng cuộc tấn công ddos chỉ tác động đến duy nhất một khu vực.
Hướng dẫn chống ddos bằng CDN
Trong các hướng dẫn chống ddos thì chống ddos bằng CDN là công cụ hữu ích nhất được nhiều hệ thống sử dụng. Cách thức thực hiện như sau:
- Phân tán lưu lượng truy cập ra nhiều máy chủ khác nhau, giảm tải cho một máy chủ gốc.
- Ẩn đi địa chỉ của server gốc cho nên những kẻ tấn công không thể đoán được địa chỉ IP thật là địa chỉ nào, gây khó khăn cho việc tấn công.
- Giảm tài nguyên hệ thống bằng các công cụ phát hiện và chặn truy cập đáng ngờ như là amazon, fastly, cloudfront,…..
Kết luận
Bài viết trên đã nêu ra các dấu hiệu nhận biết về cuộc tấn công ddos và hướng dẫn chống ddos cụ thể qua từng phương pháp. Hãy đọc và tìm hiểu thật kỹ và tìm ra cách phòng chống hiệu quả, giúp đảm bảo an toàn hệ thống.